Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Liệu pháp 4T trong điều trị trào ngược dạ dày, thực quản

Trong Tây y, trào ngược dạ dày thường được điều trị bằng các biện pháp kiểm soát lượng acid dạ dày tiết ra. Quá trình điều trị sau một vài tuần nếu không đem lại kết quả thì bác sỹ có thể đề nghị bạn phương pháp khác, có thể thay cả thuốc hoặc mạnh hơn nữa là phẫu thuật

Điều trị trào ngược dạ dày theo Tây y

Các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh bao gồm:

Thuốc kháng acid có thể trung hòa acid dạ dày

Thuốc kháng acid như Maalox, Mylanta, Gelusil, Gaviscon, Rolaids và Tums có thể giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng. Nhưng nếu chỉ dùng các thuốc kháng acid không thôi sẽ không chữa lành các vết loét trong thực quản. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc kháng acid có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.

Các loại thuốc để giảm khả năng sản xuất acid của dạ dày

Các loại thuốc làm giảm khả năng sản xuất acid của dạ dày còn được gọi là nhóm kháng H2, các loại thuốc này bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac). Thuốc kháng H2 không có tác dụng nhanh như nhóm thuốc kháng acid, nhưng lại có tác dụng kéo dài hơn, có thể làm giảm việc sản sinh acid dạ dày lên đến 12 giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn.

Các loại thuốc gây ức chế bơm proton 

Thuốc này có cơ chế khá giống với thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản nhóm kháng H2, nhưng về có tác dụng giảm triệu chứng ợ nóng và chữa lành thực quản tốt hơn nhóm kháng H2. Một vài loại thuốc ức chế bơm proton như là lansoprazole (Prevacid 24 HR) và omeprazole (Prilosec, Zegerid OTC).

Chú ý: Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ ngay nếu sau 2-3 tuần sử dụng các triệu chứng trào ngược không thuyên giảm.

Điều trị trào ngược dạ dày theo Đông y

Đông Y quan niệm trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thuộc chứng khí nghịch, biểu hiện chủ yếu ở phế (phổi), vị (dạ dày) và can (gan) và được xếp vào bệnh lý của tỳ vị. Tác nhân gây bệnh là các căng thẳng tâm lí kéo dài như lo lắng quá mức, tức giận, uất ức… tác động xấu tới chức năng sơ tiết của tạng Can mộc và chức năng kiện vận của tạng Tỳ, từ đó cản trở chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.

Đông y thường dùng các cây thuốc sau trong điều trị trào ngược dạ dày

Khôi tía + cỏ lào: Giúp nhanh chóng làm lành các vết thương ở thực quản và dạ dày

Khôi tía + loét mồm: Cân bằng tiết acid, chống đau rát

Loét mồm + tam thất: Có tác dụng giáng nghịch, chống trào ngược

Khương hoàng: Giảm ứ trệ, tăng cường tiêu hóa thức ăn hỗ trợ lên da lon

Cam thảo: Giảm căng thẳng, lo âu, tăng cường chống chịu với stress, áp lực công việc.

Phẫu thuật trong điều trị trào ngược dạ dày

Phẫu thuật trong điều trị trào ngược dạ dày bao gồm :

  • Phẫu thuật để gia cố cơ thắt thực quản dưới
  • Phẫu thuật để tăng cường cơ thắt thực quản dưới

Chăm sóc bệnh nhân trào ngược dạ dày

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, tránh ăn quá no.
  • Giảm chất béo vì thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ chậm làm rỗng dạ dày.
  • Tránh các thực phẩm có nhiều acid như cam, chanh, cà chua, giấm vì kích thích dạ dày tiết acid
  • Theo dõi số lần, số lượng, màu sắc, tích chất dịch nôn (nếu có).
  • Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật, băng bụng, ho, táo bón.
  • Môi trường thông thoáng, tránh khói thuốc lá.
  • Nâng cao đầu giường lên 15 – 20 cm.

Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả không thể thiếu sự kết hợp cùng liệu pháp 4T toàn diện

Liệu pháp 4T trong điều trị trào ngược dạ dày, thực quản

Ngay từ ba nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, chúng ta cũng có thể thấy sẽ là khó chữa nếu chúng ta cứ bị căng thẳng tinh thần, chúng ta cứ ăn uống những thứ hại dạ dày hoặc là khó tiêu hóa. Nổi tiếng vì hiệu quả toàn diện mang lại, các bệnh nhân trào ngược dạ dày đang truyền tai nhau liệu pháp 4T “thần thánh”.

Phác đồ 4T của Tuệ Đức Hoàn nguyên vị 4T là viết tắt của thuốc – thể dục – tinh thần – thức ăn, trong đó 3T thể dục – tinh thần – thức ăn giống như chân kiềng vững chắc cho T thuốc phát huy trọn vẹn tác dụng. Trong 3T này T thể dục là quan trọng nhất vì thể dục vừa giúp khí huyết lưu thông, hấp thu thuốc tốt hơn mà còn giúp giải tỏa những căng thẳng tinh thần và làm ta ăn uống ngon miệng.

Sau đó bạn cần chú ý hạn chế ăn những thứ hại dạ dày như đồ ăn quá chua (măng chua, dưa muối, dấm…), quá cay (tiêu, tỏi…), quá mặn (các món muối, xông khói…), có nhiều nhựa, dầu mỡ (su su, đu đủ, các món chiên xào…), kích thích dạ dày (bia, rượu, thuốc lá…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *