Theo thời gian, khi không được điều trị đúng cách trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến ung thư thực quản.
- Loét, chảy máu thực quản: Acid trào ngược vào ống thực quản gây xói mòn niêm mạc. Những vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và tạo cảm giác khó nuốt.
- Hẹp thực quản: Khi những vết loét này lành lại sẽ tạo thành những mô sẹo, làm thu hẹp thực quản gây ra tình trạng khó nuốt. Dù không ăn người bệnh cũng có cảm giác khó nuốt. Thậm chí uống nước cũng khó khăn, việc ăn uống đối với họ trở thành những nỗi ám ảnh.
- Barrett thực quản: là một tình trạng mà trong đó màu sắc và thành phần của các tế bào lót thay đổi ở vùng thấp thực quản, thường là do tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày. Barrett thực quản rất dễ dẫn đến ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 ca ung thư thực quản và dạ dày, ở Việt Nam con số này là 7.000 ca. Do bề mặt thực quản bị ăn mòn dẫn đến bị biến dạng, lâu dần đến ung thư. Đây thực sự là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số biến chứng khác: viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở.
Hiện nay chưa phát hiện sự lây lan bệnh trào ngược hay tính di truyền của bệnh nhưng đây là một căn bệnh khó điều trị và hay tái phát. Một khi thực quản đã bị hẹp, Barrett hay ung thư thì dù bệnh trào ngược đã được giải quyết thì các biến chứng này vẫn còn. Do vậy, cần phát hiện sớm bệnh và kết hợp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Bệnh trào ngược dạ dày đặc biệt nguy hiểm với
- Người béo phì
- Thoát vị dạ dày
- Phụ nữ mang thai
- Người hút thuốc
- Bệnh nhân hen suyễn
- Người bệnh tiểu đường
- Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì