4 Bước xử lý trật khớp cổ chân tạm thời ngay tại chỗ!

Những va chạm, chấn thương hay tuổi tác đều là nguyên nhân có thể dẫn tới trật khớp cổ chân. Vậy phải làm gì khi bản thân hay người thân của chúng ta rơi vào tình trạng này? Cùng tìm hiểu cách xử lý ngay trong bài viết sau của chúng tôi nhé!

4 Bước xử lý trật khớp cổ chân

Trật khớp là tình trạng các mặt khớp hoặc giữa các đầu xương bị lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn khỏi vị trí ổ khớp. Tình trạng này thường xảy ra do va chạm, tai nạn, chấn thương khi chơi thể thao, đi lại vội vàng, sử dụng giày cao gót, lao động,…

Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu trật khớp cổ chân như: 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là trat-khop-co-chan-1.jpg
Sưng tấy và bầm tím ở cổ chân có thể là trật khớp cổ chân
  • Sưng tấy và bầm tím vùng da đang bị đau.
  • Phần mắt cá chân biến dạng.
  • Đau nhức dữ dội, nhất là khi cử động hoặc chạm vào cổ chân.
  • Không thể cử động, đi lại.
  • Một số trường hợp còn ngứa ran sang cả bàn chân và bắp chân.

Nếu gặp đúng các tình trạng trên các bạn có thể tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

Sử dụng băng để bó chân
  • Bước 1: Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ. Sử dụng dụng cụ có thể nẹp để bảo vệ khớp chân, hạn chế sự di lệch ổ khớp. Bên cạnh đó, không tự ý dùng tay để nắn chỉnh nếu không có chuyên môn bởi có thể làm tình trạng nguy hiểm hơn, gây đau đớn hơn cho người bệnh.
  • Bước 2: Sau đó, sử dụng đá qua lớp vải hoặc túi nilon sạch để chườm quanh cổ chân. Điều này giúp làm co mạch, giảm sưng đau, phù nề. Không được chườm nóng vì sẽ làm vết thương sưng tấy hơn.
  • Bước 3: Khi chườm đá giảm đau xong, có thể sử dụng băng thun để ép vừa phải từ bàn chân lên đầu gối. Mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút. Làm như vậy sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy phù nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vị trí bị thương.
  • Bước 4: Cho bệnh nhân nằm về kê chân cao khoảng 10 – 20 cm để giúp lưu thông tuần hoàn máu, không nên kê quá cao vì sẽ khiến chân bị tê do lượng máu không thể đi xuống bàn chân.

Đó là cách trị trật khớp cổ chân tại nhà. Các bạn có thể thực hiện như vậy tại nhà trong vài ngày, nếu như có tiến triển tốt thì không sao. Vậy khi nào cần đưa đến bệnh viện thì cùng theo dõi phần tiếp theo.

Trật khớp cổ chân khi nào cần đi bệnh viện

Thực ra việc đi viện tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sự cẩn thận của mỗi người. Có người để cho an toàn sẽ đi viện ngay khi có các dấu hiệu của trật khớp cổ chân kể trên. Một số khác lại không sau khi thực hiện sơ cứu cảm thấy thuyên giảm.

Một số trường hợp sau bắt buộc phải đi khám ngay:

Khi bị trật khớp cổ chân quá đau cần đi khám ngay
  • Sau khi sơ cứu 5, 6 tiếng vẫn rất đau, không thể đi lại.
  • Tại thời điểm đó đau quá mức thì cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.
  • Một số trường hợp trật khớp cổ chân khiến xương bị lòi ra ngoài da. Như vậy cũng cần đi viện ngay vì có thể gãy chân.

Bản thân nắm được tình trạng của mình sẽ có cách xử lý tốt nhất. Vậy tình trạng này kéo dài trong bao lâu? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé

Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi?

Trật khớp cổ chân kéo dài gây ra sự khó chịu và đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Vậy khi bị trật khớp mất bao nhiêu thời gian để có thể hồi phục?

Không giống như vết thương ngoài da, tổn thương xương khớp rất lâu lành. Tùy vào tình trạng trật khớp nặng hay nhẹ, tình hình sức khỏe của người bệnh tốt hay yếu, thậm chí tuổi tác trẻ hay già cũng quyết định tới thời gian lành bệnh bởi người già có sự hồi phục lâu hơn người trẻ. Thời gian hồi phục thường từ 2 tuần đến tháng. Tùy vào từng trường hợp như chúng tôi kể trên.

Ngoài ra, còn do một số yếu tố khác tác động như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, hồi phục sau điều trị của bệnh nhân có tốt không. Nếu thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ kèm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý chắc chắn thời gian hồi phục sẽ nhanh.

Bên cạnh tình trạng trật khớp cổ chân thì người bệnh cần lưu ý với bệnh khô khớp cổ chân bởi nó cũng gây ra những nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: Khô khớp cổ chân, bàn chân, mắt cá chân chớ chủ quan!

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách xử lý khi bị trật khớp cổ chân đơn giản, nhanh chóng tại nhà và những trường hợp cần chú ý cũng như thời gian hồi phục. Nếu thấy bài viết của chúng tôi hữu ích hãy chia sẻ để người thân và bạn bè cùng nắm được nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *