Khô khớp xương chậu là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ đã qua quá trình sinh nở. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Xem ngay bài viết sau để biết tình trạng này có thể gây ra những biến chứng gì nhé!
Khô khớp xương chậu có biến chứng gì?
Khớp cùng chậu có cấu tạo đặc biệt hình chữ L hoặc C dẫn tới phạm vi hoạt động nhỏ. Đây là cầu nối trung gian giữa xương cụt và xương cánh chậu. Khi mới bắt đầu thì bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt. Nhưng sau một thời gian không chữa trị bệnh sẽ trở nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bệnh thường gặp như sau:
- Cơn đau dai dẳng vùng chậu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống từ sinh hoạt đến công việc, học tập.
- Khi để khớp khô trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới viêm khớp, làm teo cơ và ảnh hưởng tới hệ thần kinh điều khiển.
- Cứng khớp, bất động khớp cùng chậu, ảnh hưởng tới vùng hông – đùi – mông. Bạn sẽ không được chơi những môn thể thao yêu thích hay thực hiện những cuộc leo núi thú vị…
- Dính khớp nếu không bổ sung chất nhờn kịp thời, khả năng di chuyển sẽ khó khăn và mất dần.
- Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì sẽ khó sinh thường và cần sự can thiệp ngoại khoa từ bác sĩ. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ các cuộc can thiệp sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Trường hợp bệnh nặng nhất có thể bị viêm khớp làm mất khả năng vận động và dẫn tới tàn phế. Cuộc sống sẽ trở nên tồi tệ bởi những cơn đau hành hạ mỗi ngày, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
Triệu chứng của khô khớp xương chậu
Các triệu chứng của bệnh khô khớp xương chậu sẽ không có biểu hiện rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh đau lưng của người già. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau cần đi thăm khám ngay:
- Có hiện tượng đau bụng dưới râm ran kèm theo sốt, buồn nôn, đi tiểu buốt và đại tiện có máu.
- Vùng mông, dọc 2 đùi thường xuyên đau nhức, tại điểm tiếp giáp của xương cùng chậu đau buốt.
- Khi ngồi, đứng lâu ở một tư thế sẽ có cảm giác tê bì và cứng khớp khó di chuyển. Biểu hiện này khá giống với bệnh đau thần kinh tọa nên bạn cần chú ý.
- Khi cử động phần lưng, hông, 2 đùi bị hạn chế và đau nhức liên tục. Các thao tác co, duỗi hay ngồi khoanh chân sẽ khó thực hiện, dáng đi cũng nặng nề hơn.
- Bệnh chuyển biến nặng khi xuất vùng xương chậu có biểu hiện sưng đỏ, nóng.
- Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ sẽ có biểu hiện đau và khó chịu khi nằm hoặc ngồi lâu.
Khô khớp xương chậu nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Cách nhóm thực phẩm sau sẽ giúp bạn giảm được tình trạng khô khớp một cách nhanh chóng:
- Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi…
- Thực phẩm giàu canxi: thịt bò, cua, tôm, các chế phẩm từ sữa…
- Hoa quả giàu vitamin C như bưởi, cam, dâu tây, cà chua…
- Thực phẩm giàu magie như chuối, mơ, mận…
- Thực phẩm có màu xanh đậm họ nhà cải như cải xoong, cải xoăn, cải chíp…
Ngoài ra những người bị khô khớp xương chậu cần tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bơ sữa, acid oxalic và các chất kích thích. Đây chính là các loại thực phẩm sản sinh ra các enzym tiêu diệt chất nhờn của ổ khớp.
Bên cạnh chế độ ăn thì người bệnh cần có chế độ tập luyện phù hợp. Ngoài ra, sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ giảm đau để quá trình điều trị tốt hơn. Một trong những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên và được nhiều người tin dùng là viên xương khớp Zbone.
Như vậy bệnh khô khớp xương chậu được xếp vào top các bệnh xương khớp nguy hiểm mà bạn cần phòng tránh. Ngoài ra, khô khớp cổ chân hay khô khớp chân cũng là hiện tượng nhiều người gặp phải. Hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp của mình thật tốt nhé!